Hotline: 085 862 6768
Kinh nghiệm mở quán trà sữa kinh doanh đạt lợi nhuận cao

Kinh nghiệm mở quán trà sữa chuẩn nhất cho người mới kinh doanh

Mở quán trà sữa không còn là cách kinh doanh xa lạ đối với mọi người. Tuy nhiên, không phải ai cũng kinh doanh quán trà sữa thành công như mong muốn. Nhất là lúc trên thị trường đang ngày càng có nhiều các thương hiệu trà sữa lớn nhỏ “mọc” lên. Điều này đã tạo ra khó khăn cũng như áp lực khá lớn đối với những ai đang ấp ủ mong muốn mở quán trà sữa để kinh doanh.

Để không gặp thất bại khi kinh doanh trà sữa, bạn cần đi đúng hướng ngay từ khi ý định được nhen nhóm. Nếu bạn đang lo lắng không biết nên bắt đầu kinh doanh trà sữa từ đâu thì hãy tham khảo ngay một số kinh nghiệm mở quán trà sữa chi tiết sau đây nhé!

Xác định đúng đối tượng khách hàng mục tiêu

Khi kinh doanh trong bất cứ ngành nào, loại hình gì, bạn cũng đều cần quan tâm đến đối tượng khách hàng mục tiêu. Yếu tố then chốt này sẽ góp phần làm nên sự thành công của bạn sau này. Do đó, các chủ tiệm trà sữa cần xác định đúng đối tượng khách hàng mà mình hướng đến. Từ đó, bạn sẽ đưa ra được kế hoạch kinh doanh phù hợp với họ.

Chẳng hạn như với học sinh, sinh viên, bạn sẽ cần đưa ra kế hoạch kinh doanh khác với đối tượng là gia đình, cặp đôi, người đi làm hoặc khách hàng sang trọng. Học sinh, sinh viên thường sẽ chuộng trà sữa với giá rẻ, phải chăng.  Đặt biệt, đối tượng khách hàng này thường đi theo nhóm đông. Nhờ liệt kê những đặc điểm này, bạn sẽ cân nhắc chính xác hơn về menu thức uống, giá cả, cách tiếp thị,…

Lên kế hoạch chi tiêu nguồn vốn chi tiết

Đối với đa số người mới bắt đầu kinh doanh, nguồn vốn rất quan trọng và cần thiết. Do đó, việc quan tâm đến nguồn vốn bạn đang có là điều rất hiển nhiên. Để không bị “lố” quá mức trong việc chi tiêu, bạn nên lên kế hoạch thật hợp lý và cụ thể. Có được một bản kế hoạch tài chính tốt sẽ giúp việc kinh doanh của bạn vững vàng hơn.

Bạn cần lên kế hoạch nguồn vốn mở quán trà sữa chi tiết, cụ thể

Bạn cần lên kế hoạch nguồn vốn mở quán trà sữa chi tiết, cụ thể

Khi lên kế hoạch chi tiêu, bạn nên xác định rõ các chi phí mà mình sẽ bỏ ra. Khi mở quán trà sữa, thông thường bạn sẽ phải tốn những loại chi phí như sau:

  • Chi phí thuê mặt bằng mở quán.
  • Chi phí sơn sửa, thiết kế nội và ngoại thất.
  • Phí mua bàn ghế, các vật trang trí, đèn, tủ,…
  • Phí mua các loại nguyên vật liệu, ly, tách và dụng cụ pha chế.
  • Chi phí duy trì hoạt động cho quán: thuế, điện, nước, tiền lương nhân viên,…
  • Các loại chi phí phát sinh khác khi kinh doanh quán trà sữa.

Đặc biệt, bạn nên có khoản tài chính dự trù riêng. Đừng chỉ nên chuẩn bị đủ nguồn vốn như trong sổ sách. Bởi vì trong khi mở quán, bạn có thể phải chi trả cho một số khoản phí phát sinh khác. Cho nên cách tốt nhất là hãy chuẩn bị thêm cho mình một nguồn ngân sách dự phòng riêng biệt.

Chuẩn bị menu các loại thức uống cho quán trà sữa

Chắc chắn ai cũng biết đồ uống ngon sẽ góp phần níu giữ khách hàng với quán. Chính vì vậy, việc lên menu các món thức uống không hề đơn giản. Không chỉ thơm ngon về chất lượng, bạn còn cần đầu tư về hình thức cho những món thức uống này. Sau đó, việc cân nhắc và tính toán giá tiền cũng quan trọng không kém. Khi đưa danh sách món và giá tiền lên menu, bạn hãy đảm bảo mọi thứ đã được xem xét một cách hợp lý nhất.

Đặc biệt, phần thiết kế menu tuy không được nhiều người quan tâm nhưng việc này cũng rất cần thiết. Menu đẹp mắt sẽ giúp khách hàng có ấn tượng tốt hơn với quán trà sữa của bạn. Do đó, bạn tuyệt đối đừng quên lưu ý “nhỏ mà có võ” này nhé!

Lựa chọn địa điểm mở quán trà sữa

Địa điểm mở quán mà ai cũng mong ước là ở đường lớn, giao thông thuận tiện. Nếu được như vậy thì quá hoàn hảo cho việc mở quán trà sữa. Tuy nhiên, bạn cũng cần chọn địa điểm phù hợp với khách hàng mục tiêu mà bạn đang hướng đến. Chẳng hạn như nếu khách hàng mục tiêu là học sinh, sinh viên thì bạn nên chọn nơi gần trường học. Như vậy sẽ góp phần tăng hiệu quả kinh doanh sau này lên rất nhiều.

Xác định phong cách và trang trí quán

Hiện nay, mọi người thường có xu hướng thích chụp ảnh “sống ảo”. Do đó việc thiết kế quán đẹp cũng là một yếu tố giúp bạn thu hút được nhiều khách hàng. Để làm tốt điều này, bạn nên xác định phong cách và lên ý tưởng. Việc này cũng nên được cân nhắc cùng với đối tượng khách hàng. Hãy trang trí quán sao cho phù hợp để thu hút được nhiều người tìm đến nhất.

Lên kế hoạch tuyển nhân sự để mở quán trà sữa

Tuyển nhân sự là việc bắt buộc nhưng không hề dễ dàng. Đầu tiên, bạn nên tính toán xem quán trà sữa cần bao nhiêu nhân sự, ở các vị trí nào. Tất nhiên các vị trí như thu ngân, pha chế và phục vụ là không thể thiếu. Sau đó, hãy đặt ra những yêu cầu cụ thể cho các nhân viên mà bạn muốn tuyển dụng. Đặc biệt, điều bạn nên quan tâm nhất chính là thái độ của nhân viên. Nhân viên có thái độ phục vụ tốt sẽ giúp quán của bạn “ghi điểm” mạnh trong mắt khách hàng.

Tìm cách hoàn thiện quá trình quản lý quán trà sữa

Quản lý không chặt chẽ, thông minh sẽ làm hiệu quả kinh doanh của bạn không tăng lên được. Do đó, sau khi đã hoàn thiện tất cả mọi việc trong quá trình mở quán trà sữa để kinh doanh, bạn cần tìm được giải pháp hoàn thiện quy trình quản lý. Dùng phần mềm ZinPos – Quản lý quán trà sữa thông minh là một trong những sự lựa chọn đúng đắn mà bạn nên cân nhắc.

Quản lý quán trà sữa hiệu quả nhờ phần mềm ZinPos

Quản lý quán trà sữa hiệu quả nhờ phần mềm ZinPos

Với ZinPos, quy trình quản lý quán trà sữa của bạn sẽ được hoàn thiện từ a – z. Nhờ đó, bạn không còn cần lo lắng quá nhiều về quá trình quản lý, vận hành quán. Đặc biệt, chi phí khi dùng phần mềm ZinPos chỉ từ 4.000đ/ngày. Nếu có nhu cầu, bạn có thể đăng ký dùng thử miễn phí 30 ngày ngay tại đây để trải nghiệm sản phẩm phần mềm tuyệt vời này của ZinTech nhé!

About the author

zinpos administrator

You must be logged in to post a comment.

Thông tin liên hệ

Hồ Chí Minh

81/11B Đường số 3, An Khánh, Thủ Đức, Hồ Chí Minh

Hà Nội

Ngõ 205 Nghách 163 Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Đà Nẵng

22 Kiệt 5 Lê Trọng Tấn, Thanh Khê, Đà Nẵng

Thông tin hỗ trợ

028 39310042

085 862 6768

[email protected]

Công ty TNHH Giải pháp Công Nghệ ZinTech

Copyright @ 2016 - ZinTech